Những dấu hiệu cho thấy bạn là người có “trí tuệ cảm xúc” (EQ), yếu tố nền tảng của thành công


Khi khái niệm trí tuệ cảm xúc (EQ) hay trí tuệ xúc cảm lần đầu xuất hiện trước công chúng đã giải thích được một phát hiện đặc biệt: đó là 70% số trường hợp những người có chỉ số IQ trung bình làm việc tốt hơn những người có chỉ số IQ cao.
Trí tuệ cảm xúc giúp người ta quản lý được cảm xúc của mình một cách tuyệt vời, giúp ta giải quyết được vấn đến mà không cần đến bạo lực, giúp mọi người đối nhân xử thế khôn khéo và đặc biệt giúp cuộc sống chúng ta hạnh phúc hơn 
Vậy đâu là những hành vi nổi bật của người có trí tuệ cảm xúc (EQ)? Bạn sẽ biết câu trả lời ngay sau đây!
Phát hiện bất thường này đã giáng một cú đánh mạnh vào quan niệm rằng, chỉ số IQ là nguồn gốc duy nhất của sự thành công. Nhiều nghiên cứu trong suốt thập kỷ qua cho thấy, 90% những người thành đạt có trí tuệ cảm xúc cao

 Trí tuệ cảm xúc quyết định sự thành công của bạn
Trí tuệ cảm xúc là “một cái gì đó” vô hình nằm trong mỗi chúng ta. Nó ảnh hưởng đến cách chúng ta điều khiển hành vi, phân tích yếu tố xã hội, đưa ra quyết định cá nhân để đạt được kết quả tích cực.
Tính chất vô hình khiến ta khó có thể đo đếm hay cải thiện EQ. Để biết chỉ số EQ của mình, bạn có thể làm bài kiểm tra nhưng tương đối tốn kém và phức tạp. Qua việc phân tích dữ liệu của hàng triệu kết quả kiểm tra, các chuyên gia đã đưa ra chuỗi dấu hiệu của một người có EQ cao. Bạn cùng check nhé!
Người có EQ cao là người…
1.  Có một vốn từ vựng cảm xúc mạnh mẽ
Chúng ta ai cũng có những trải nghiệm cảm xúc của riêng mình, tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng chỉ rõ ràng được cảm xúc đó là gì.


Kết quả của một cuộc nghiên cứu cho thấy, chỉ có 36% số người tham gia có thể làm được điều này, đó là vấn đề bởi vì cảm xúc “không tên” dễ gây hiểu lầm, dẫn đến lựa chọn hành vi không hợp lý và phản tác dụng.
Những người có EQ cao thường làm chủ cảm xúc bởi họ luôn thấu hiểu bản thân, và sử dụng một vốn từ vựng phong phú để nói về cảm xúc đó.
Nếu người thường nói rằng mình đang cảm thấy rất tệ, những người EQ cao có thể xác định rõ ràng họ đang thấy khó chịu, thất vọng, bị coi thường, hoặc đang lo lắng.
Từ ngữ miêu tả cảm xúc đó càng chính xác, thì bạn càng hiểu rõ tâm trạng mình hiện tại như thế nào và tìm ra phương pháp để giải quyết nó.
  1. Luôn tò mò về người khác
Không quan trọng họ là người hướng nội hay hướng ngoại, người có trí tuệ cảm xúc tò mò về tất cả mọi người xung quanh họ.
Theo các chuyên gia, sự tò mò này là sản phẩm của đồng cảm – một trong những cửa ngõ quan trọng nhất để đánh giá người có EQ cao. Bạn càng quan tâm đến người khác và những gì họ đang trải qua, bạn càng cảm thấy muốn hiểu hơn về họ.
  1. Biết điểm mạnh, điểm yếu và thay đổi
Việc nhận thức được điểm mạnh, yếu là mấu chốt giúp bạn dễ đạt được thành công. Tuy nhiên, người có EQ cao còn biết được mình cần phải dựa vào điểm mạnh để tạo lợi thế và không để điểm yếu cản trở.



Sự nhạy bén, linh hoạt trong việc thích nghi sẽ là tiền đề giúp bạn tạo dựng được kế hoạch hành động mỗi khi có sự thay đổi lớn xảy ra.
Cùng với đó, sự nhanh nhạy sẽ giúp những người có EQ cao tăng khả năng nhìn người, đoán được suy nghĩ hay hiểu ý đồ của người đối diện.
  1. Biết nói “không” trong các trường hợp nhất định
Trí tuệ cảm xúc cao khiến bạn luôn phát huy sự tự chủ. Bạn biết trì hoãn niềm vui và tránh xa những hành động bốc đồng. Nghiên cứu tiến hành tại ĐH California (Mỹ) cho thấy, bạn càng “không” bạn càng dễ bị căng thẳng, kiệt sức, thậm chí trầm cảm.
Những người có EQ cao thường tránh các cụm từ như “Tôi không nghĩ rằng tôi có thể…” hoặc “Tôi không chắc …”. Đây được cho là cách để tôn vinh việc họ đang làm, gia tăng cơ hội thành công của việc đó.
  1. Không quên nhưng biết bỏ qua sai lầm
Với nhiều người, bỏ qua sai lầm bản thân không có nghĩa là họ sẽ quên chúng. Thay vào đó, những người này sẽ tham khảo sai lầm của mình để thích ứng và điều chỉnh thành công trong tương lai.
Tuy nhiên, việc “nhớ” những sai lầm của mình ở mức độ nào cũng là một câu hỏi khó. Nếu bạn bị ám ảnh bởi sai lầm, bạn sẽ luôn lo lắng và sợ hãi, còn nếu quên hoàn toàn sẽ khiến bạn dễ mắc lại sai lầm lần nữa. Chìa khóa để cân bằng điều này nằm trong khả năng chuyển hóa thất bại thành kinh nghiệm của người có EQ cao.
  1. Không cầu toàn và hài lòng với những gì mình có
Bạn có tin những người có EQ cao không trông đợi sự hoàn hảo bởi họ biết điều đó không tồn tại. Bản chất của con người là luôn mắc sai lầm.
Khi sự hoàn hảo là mục tiêu của bạn, bạn sẽ luôn có cảm giác thất bại và điều đó làm bạn thất vọng, mất động lực. Thay vì buồn phiền, họ hài lòng với thành quả và tiếp tục tiến về tương lai.
Việc dành thời gian nhìn lại những gì mình có và cảm thấy biết ơn điều này sẽ giải phóng hormone cortisol – hormone khiến bạn thoải mái.
Nghiên cứu tiến hành tại Đại học California chỉ ra, những người luôn nuôi dưỡng một thái độ biết ơn thường có tâm trạng tốt, nhiều năng lượng và có sức khỏe tốt.
  1. Biết nghỉ ngơi đúng cách
Ngủ đủ giấc và thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi là dấu hiệu của một người EQ cao vì nó giúp họ giữ mình khỏi căng thẳng.



Việc ngủ đủ giấc sẽ khiến não được “sạc pin”, sắp xếp lại ký ức trong ngày xem nên giữ lại và loại bỏ điều gì. Do đó khi thức dậy, bạn hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt.
Cùng với đó, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hành động nhỏ như không đọc email vài ngày có thể làm giảm mức độ căng thẳng xuống 30%.
Công nghệ ngày nay cho phép truyền thông liên tục đòi hỏi bạn luôn phải sẵn sàng 24/7. Thật khó khăn để có thể nghỉ ngơi khi mà một email làm việc có thể được gửi cho bạn bất cứ lúc nào.
Nguồn: TIME

7 thói quen của người có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao


Trí tuệ cảm xúc là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và hạnh phúc của mỗi người, giúp mỗi cá nhân xây dựng các mối quan hệ bền vững, tinh thông trong công việc chuyên môn, giải quyết vấn đề và quản lý cảm xúc hiệu quả. Rất rất nhiều những đặc điểm nói lên người đó có trí tuệ cảm xúc tốt hay không. Trí tuệ cảm xúc có thể rèn luyện thông qua hoạt động, thói quen hàng ngày. Dưới đây là một số điểm nổi bật của người có trí tuệ cảm xúc cao.
  1. Luôn tập trung vào mặt tích cực
Mặc dù vẫn ý thức được các tin xấu, những người có trí tuệ cảm xúc cao luôn có quyết định thông minh khi không dành quá nhiều thời gian và sức lực vào các vấn đề. Thay vào đó, họ tập trung nhìn vào mặt tích cực trong bất kỳ tình huống nào cũng như tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề phát sinh. Những người như thế luôn tập trung vào những gì họ có thể làm được hay kiểm soát được.
  1. Kết giao với những người suy nghĩ tích cực
Những người có trí tuệ cảm xúc cao không bao giờ dành quá nhiều thời gian lắng nghe những người hay phàn nàn cũng như có xu hướng tránh tiếp xúc với những người có suy nghĩ tiêu cực. Họ luôn ý thức được những người có suy nghĩ tiêu cực sẽ chỉ khiến họ phí phạm sức lực. Người có trí tuệ cảm xúc cao không để cho người khác làm chùn đi nhuệ khí của mình. Do người có trí tuệ cảm xúc cao luôn nhìn vào các giải pháp và các mặt tích cực trong mọi tình huống, những người có suy nghĩ tiêu cực sẽ sớm tránh xa họ vì những người tiêu cực chỉ muốn người khác cũng có suy nghĩ tiêu cực giống như họ.
Người có trí tuệ cảm xúc cao thường dành thời gian cho những người suy nghĩ tích cực và luôn nhìn vào mặt tươi sáng của cuộc sống. Bạn có thể dễ dàng nhận ra những người như thế vì học có xu hướng luôn tươi cười rất nhiều và thu hút những người tích cực khác. Sự ấm áp, cởi mở và thái độ quan tâm của họ khiến những người khác nhìn họ với ánh mắt tin tưởng hơn.
  1. Biết giữ giới hạn và quả quyết khi cần
Mặc dù bản chất thân thiện và cởi mở khiến cho những người có trí tuệ cảm xúc cao có vẻ như dễ bị khuất phục đối với một số người khác, nhưng họ thực sự là những người luôn biết giữ giới hạn rất quả quyết với bản thân khi cần thiết. Họ luôn thể hiện thái độ lịch sự, lòng tốt và sự chu đáo nhưng đồng thời cũng rất cứng rắn.
Họ không bao giờ tạo nên những kẻ thù không cần thiết. Trong những tình huống có khả năng xảy ra xung đột, cách xử sự của họ luôn có chừng mực, không thái quá, và được kiểm soát ở mức thích hợp với tình huống đó. Họ luôn nghĩ trước khi nói và cho bản thân thời gian để bình tĩnh lại khi cảm xúc đang ở trạng thái kích động. Người có trí tuệ cảm xúc cao luôn biết cách bảo vệ thời gian cũng như các cam kết của mình. Họ biết khi nào thì cần phải nói không.

  1. Luôn suy nghĩ hướng về tương lai và bỏ qua quá khứ
Người có trí tuệ cảm xúc cao quá bận rộn suy nghĩ về các cơ hội trong tương lai đến nỗi họ không có nhiều thời gian cho những thứ không hiệu quả trong quá khứ. Họ luôn học hỏi từ các thất bại trong quá khứ và áp dụng những kinh nghiệm này vào các hành động trong tương lai.
  1. Luôn tìm cách làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ, hạnh phúc và thú vị hơn
Dù cho là ở nơi làm việc, ở nhà hay với đi bạn bè, người có trí tuệ cảm xúc cao luôn biết điều gì làm họ cảm thấy hạnh phúc và luôn tìm cách để phát huy những điều ấy. Họ cảm thoải mái và mãn nguyện khi thấy những người khác hạnh phúc và thỏa mãn, và sẵn sàng làm mọi thứ có thể để đem lại cho người khác một ngày vui vẻ.
  1. Sử dụng năng lượng một cách thông minh
Không chỉ biết cách vượt qua quá khứ khi mọi chuyện diễn ra không suôn sẻ, người có trí tuệ cảm xúc cao còn có khả năng vượt qua những mâu thuẫn với người khác. Họ không để sự tức giận về cách người khác đối xử với họ chế ngự bản thân. Thay vào đó, họ đúc rút kinh nghiệm để tránh không cho việc ấy xảy ra một lần nữa. Châm ngôn sống của họ là: “Nếu bạn lừa tôi một lần, đó là sự xấu hổ đối với bạn, đến lần thứ hai, đó là sự xấu hổ cho chính bản thân tôi”. Mặc dù luôn biết bỏ qua và tha thứ, họ không bao giờ quên và rất khó bị lợi dụng lần thứ hai trong những tình huống tương tự.
  1. Không ngững học hỏi và phát triển hướng đến sự độc lập
Người có trí tuệ cảm xúc cao là những người học hỏi suốt cuộc đời, phát triển liên tục, luôn tiến hóa và cởi mở với các ý tưởng mới, cũng như luôn sẵn sàng học từ những người khác. Là người suy nghĩ thấu đáo kỹ càng, họ luôn cởi mở và sẵn sàng thay đổi nếu ai đó có một ý kiến tốt hơn. Mặc dù họ luôn cởi mở với các ý tưởng từ người khác và không ngừng thu thập thông tin mới, người có trí tuệ cảm xúc rất tin tưởng ở bản thân và phán quyết của chính mình trong việc quyết định đâu là lựa chọn tốt nhất cho bản thân.
Tác giả: Harvey Deutschendorf – Chuyên gia về trí tuệ cảm xúc

thuật ngữ Seoer

Chắc hẳn khi đang đọc bài viết này là bạn là một người đang tìm hiểu về seo và có ý muốn làm seo hay đại loại là hiểu rõ hơn về seo quản giúp việc quản lý công việc trong lĩnh vực quảng cáo maketing online được tốt hơn.Sau đây vietchiase xin đưa ra cho các bạn một số thuật ngữ cơ bản về seo,để các bạn có cách nhìn tổng quan hơn về seo.
1.Seo là gì?
Đầu tiên trước khi tìm hiểu các thuật ngữ seo thì tôi sẽ nói qua cho các bạn seo là gì?Seo là viết tắt của từ Search Engine Optimization hiểu nôm na như là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.Tức là tối ưu hóa website của bạn dùng các thủ thuật để đưa website của bạn lên trên top của công cụ tìm kiếm.Thường top ở đây được hiểu là top 1-top10/
2.SES là gì?
SES chính là viết tắt của từ Search Engine Submission được hiểu một cách nôm na là đăng ký website của bạn lên các công cụ tìm kiếm như google,bing,yahoo,coccoc…Nếu bạn muốn website của mình được các công cụ tìm kiếm biết đến thì hãy nhanh tay đăng ký website của mình lên đó
3.Keyword là gì?
Keyword là từ khóa website,hay còn được hiểu nôm na là những từ ngắn gọn để nói về sản phẩm dịch vụ của website bạn.Và thông qua các keyword người dùng sẽ biết đến sản phẩm dịch vụ trên website của bạn
4.Content là gì?
Content chính là nội dung của website là những điều mô tả chi tiết về website của bạn.Thông qua tất cả những content của bạn mà người dùng hay là google sẽ đánh giá xem là website của bạn nội dung hướng về cái gì.Content is king,tại sao tôi nói vậy vì content là nội dung là linh hồn của website,trước khi tiền hành các thủ thuật seo thì bạn nên xây dụng content thật tốt hướng tới người dùng.
5.Backlink là gì?
Backlink hiểm nôm na chính là những liên kết từ những website khác trỏ đến website của các bạn.Mỗi một backlink trỏ đến website bạn ngầm như đang thông báo cho các cỗ máy tìm kiếm biết là một website A nào đó đang vote cho  bạn 1 điểm.Càng nhiều backlink trỏ về website bạn thì các công cụ tìm kiếm đánh giá website bạn càng cao và khả năng website của bạn xuất hiện lên đầu các công cụ tìm kiếm càng được nâng cao.Nhưng không hẳn là càng nhiều backlink là càng tốt.Trong bài sau tôi sẽ chỉ cho các bạn thế nào mới là backlink tốt backlink chất lượng
6.Textlink là gì?
Textlink đơn giản hiểu như là một đoạn text chứa đường link trỏ đến website khác.Nếu backlink là những liên kết từ 1 website A đến website B.Nhưng textlink là một đường link có chứa từ khóa cần seo trỏ đến 1 website bạn.Textlink còn được gọi với 1 cái tên khác là hyperlinks (siêu liên kết) nhưng nó vẫn còn trù tượng.
7.Pagerank là gì?
Pagerank hay còn được gọi là ranking dân seoer thường nói tắt là pr tạm hiểu là thứ hạng của trang.Pagerank có giá trị từ n/a cho đến 10.Trước đây pr càng cao thì google đánh giá website đó càng uy tín chất lượng,nhưng gần đây google đã cập nhật thuật toàn mới và không đánh giá quá cao pr.Do vậy khi đi backlink bạn cũng không cần nên quá chú trọng vào pr của website cao.
8. Internet Directory là gì?
Internet Directory chính là những thư mục trên internet chứa đựng từng website theo từng danh mục cụ thể và từng chủ đề khác nhau.Khác với những công cụ tìm kiếm  Internet Directory cần có người quản trị cập nhật qua thông tin của chủ webisite gửi đến Nếu website của bạn có mặt tại nhiều thư mục internet thì các chỉ số ranking, pagerank và cả vị trí trên các search engine cũng cao hơn
9.SE là gì?
SE là viết tắt của từ Search Engine tức là các cỗ máy tìm kiếm chẳng hạn như google,yahooo,coccoc.bing…Những cỗ máy tìm kiếm này sản có thuật toán riêng sản sinh ra các con robots,spider để index và lập chỉ mục tất cả những thứ mà nó đi qua.Sau khi thu thập thông tin lập chỉ mục nó sẽ gửi về trung tâm bộ máy tìm kiếm để sử lý sàng lọc,lưu trữ phân loại đánh giá…Các website có cùng nội dung được xếp vào một mục sau đó lựa chọn những website  tốt nhất thông qua nội dung của website,backlink…để trả dữ liệu về cho người dùng mỗi khi truy vấn.Các website tốt thường xuyên cập nhật dữ liệu được các SE đánh giá cao
10.SEM là gì?
SEM là viết tắt của Search Engine Marketing nôm na là tổng hợp những phương pháp maketing online nhằm đưa website của bạn lên cao trên các công cụ tì kiếm.Và SEM bao gồm:
– SEO (Search Engine Optimization)
– PPC (Pay Per Click)
– PPI (Pay Per Inclusion)
– SMO (Social Media Optimazation)
– VSM (Video Search Marketing)
11.Onpage là gì?
Onpage được hiểu là tối ưu hóa nội dung website để cỗ máy tìm kiếm dễ dàng có thể truy cập crawl dữ liệu trong website của bạn và lập chỉ mục.Việc onpage chủ yếu bạn tối ưu lại code cho website nhẹ hơn,tối ưu các title,metadecrition,keyword,các thẻ H,sitemap….Ngoài ra onpge phải tối ưu nội dung website điều hướng người dùng cũng như để điều hướng con bots của công cụ tìm kiếm..
12.Off page là gì?
Offpage chính là việc kéo view,đi backlink cho website càng tăng nhiều link chất lượng đến website càng tốt.
13.Google Penalty  là gì?
Google Penalty  chính là các hình phạt của google đưa ra đối với những website mắc phải các lỗi như:
–Link tới những site bị banned
– Gửi những query tự động lên Google
– Hidden text, hidden links
– Tạo backlink xấu
– On-page seo quá dở
14.Trustrank là gì?
Trustrank chính là độ uy tín độ nổi tiếng sự tin cậy của những bộ máy tìm kiếm dành một website.Các côc máy tìm kiếm đánh giá một website có trustrank tốt qua nội dung tốt,nhận được nhiều backlink hay những liên kết từ những site có cùng chủ đề và những site có chất lượng tốt.Trustrank có thang điểm từ 1-10.,trustrank càng cao thì website đó càng uy tín.
15.Anchotext là gì?
Anchotext chính là một thuật ngữ là những ký tự ngắn gọn chứa đường link tới website.Ví dụ như thủ thuật seo ,trong từ thủ thuật seo mà chứa đường link tới 1 website khác thì từ thủ thuật seo chính là 1 anchotext
16.Adword là gì?
Adword chính là viết ngắn gọn của google adword là một hình thức quảng cáo có tính phí của google.Như chúng ta đã từng nghe đến quảng cáo google adword,phí chạy quảng cáo của google adword tính theo giá thầu,số lượt hiển thị…
17.Sitemap là gì?
Sitemap hiểu nôm na là sơ đồ thu gọn của 1 website nhằm thông báo cho con robots của công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng truy cập đến các liên kết trong trang web của bạn.Sitemap thường được xuất dưới file xml
18.File robots.txt?
Robots.txt chính là một file văn bản có tác dụng khai báo điều hướng cho con robots của công cụ tìm kiếm được đi đến đâu để index thu thập dữ liệ lập chỉ mục và không được đi đến những mục nào trong website.
19.Landing page là gì?
Landing page là webs page đưa người dùng đến với website của bạn.Ví dụ như website bạn là một ngôi nhà thì là các lối vào trong nhà được ví như là 1 landing page.Landing page được thiết kế theo dạng microsite, một trang hoàn toàn mới với tên miền riêng hoặc sử dụng tên miền phụ (sub domain) được sử dụng cho 1 chiến dịch Internet Marketing bất kỳ
20.Redirects là gì?
Việc chuyển tiếp (Redirect) địa chỉ URL của trang web bị thay đổi trong trong quá khứ bởi những spammers và rất nhiều máy tìm kiếm gặp phải khó khăn trong việc xác định. Vì thế nếu bạn có ý định sử dụng kỹ thuật chuyển hướng cho địa chỉ URL trên trang thì bạn chỉ nên áp dụng chuyển hướng URL  với code  301 hoặc 302 được khuyến cáo sử dụng bởi Google.
21.Traffic là gì?
Traffic chính là lượng người dùng truy cập đến website của bạn traffic càng cao thì website của bạn càng uy tín.
22.Thuật ngữ View?
View tức là số lượt xem đối với website của bạn.Và view khác hoàn toàn với lượng traffic vì 1 lượt traffic có thể có rất nhiều lượt view.Tức là khi người nào đó traffic truy cập webiste của bạn xem hết trang A,đến trang B.Mỗi lượt xem trang được tính là 1 lượt page view nhưng mà chỉ là 1 lượt traffic.Cái này rất nhiều bạn nhầm lấn giữa view và traffic.
22.Bounce rate là gì?
Bounce rate chính là thời gian lượt người truy cập vào website của bạn rồi bỏ đi.Thường bounce rate được tính là người dùng truy cập trang A có tiếp tục truy cập đến trang B hay không.Nếu không thì tính là tỉ lệ bounce rate cao.Nhưng cũng có chuyên gia nói rằng bourate đươc tín là người dùng sau khi truy cập website của bạn trong 1 khoảng thời gian nhất định rồi bỏ đi là tính là thời gian bounce rate.Làm sao cho 1 website càng có tỉ lệ bounce rate càng thấp càng tốt google sẽ đánh giá rất cao.Để làm được điều này bạn nên xây dựng nội dung thật tốt hướng tới người dùng,tránh lạm dụng những thủ thuật xấu kéo view dẫn đến tỉ lệ bounce rate cao google đánh giá thấp.
23.Thuật ngữ permalink?
Permalink chính là là một thuật ngữ chỉ một địa chỉ URL của một bài viết cụ thể trên một website.
24.Thuật ngữ Mozrank
Mozrank được viết tắt là mR. Mozrank là một đơn vị tính Link popularity score do tổ chức SEOMoz thiết lập, Giá trị mozRank được SEOMoz quy định là một số logarit từ 1 đến 10. Bất kỳ trang nào cũng có mozRanktương ứng bởi số lượng và chất lượng của những liên kết đến chúng; trang nào nhận được nhiều liên kết có chất lượng hơn thì mozRank sẽ cao hơn.
25.Thuật ngữ internal link?
Internal link là những liên kết nội bộ trong 1 website đây là phần rất quan trọng trong tối ưu onpage.Internal link giúp điều hướng con bots của google có thể dễ dàng thu thập tất cả dữ liệu trong website vừa có tác dụng điều hướng người dùng đến các nội dung trong website của bạn.
26,Thuật ngữ external link?
External linnl chính là những link out trong 1 website hay là những link trỏ từ website mình đến những site khác.Muốn website của bạn chất lượng hơn thì tốt nhất nên hạn chế những external link,làm sao để external link càng nhỏ càng tốt.Thường giới seobiz bảo dưới 25 nhưng mà website của tôi seo chưa website nào để link out quá 10.
27.Feed là gì?
Feed hay còn gọi là RSS là chữ viết tắt của cụm từ Really Simple Syndication. Đây là một định dạng nội dung được cung cấp trên môi trường website (thường hay dùng ở các trang tin tức, hoặc blog) với định dạng XML.
28.Thuật ngữ DA là gì?
DA:  Là thuật ngữ viết tắt của từ Domain Authority. Nó là một chỉ số do MOZ SEO đặt ra để đo lường chất lượng uy tín và độ mạnh của một tên miền (Domain).
29.Thuật ngữ PA là gì?
Nếu như DA là chỉ số đánh giá độ mạnh độ uy tín của domain thì  PA: Là thuật ngữ viết tắt của từ  (Page Authority ) Đây cũng là một thuật ngữ và chỉ số do MOZ SEO đặt ra để đo lường độ mạnh cũng như độ uy tín (tức là độ trust) của từng trang riêng lẻ.Do đó muốn có backlink chất lượng thì backlink đến từ những trang có PA DA cao.
30.Thuật ngữ Cloaking
Cloaking là kỹ thuật che giấu nội dung mà seo mũ đen (black hat seo) nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Thủ thuật này dựa trên spider của các công cụ tìm kiếm khác nhau mà trình bày nội dung khác nhau cho người dùng. Điều này được thực hiện bằng cách cung cấp nội dung dựa trên các địa chỉ IP hoặc các header User-Agent HTTP của người dùng khi có yêu cầu – request trang.
Mục đích của hành động này là để đánh lừa các công cụ tìm kiếm, nhờ một kịch bản phân tích để trả về nội dung khác nhau ở máy chủ. Các SE hiện nay phát hiện điều này rất dễ, có thể web của bạn sẽ bị “ban” nếu sử dụng thủ thuật này.
31.Thuật ngữ Duplicate là gì?
Thuật ngữ Duplicate là một thuật ngữ nhằm ám chỉ sự trùng lặp nội dung trong một website hay nhiều website. Các SE ( search engine ) muốn hiển thị nội dung đa dạng và phong phú, để người dùng có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Vì vậy các SE chỉ hiển thị một nội dung duy nhất trong kết quả tìm kiếm.
Bên trên là tống hợp những thuật ngữ seo cơ bản bạn cần biết hi vọng bài viết nho nhỏ này sẽ giúp ích được phần nào đó cho các bạn.

12 NGUYÊN TẮC CẦN TUÂN THỦ KHI THIẾT KẾ LOGO

Logo là bộ mặt của bất kỳ thương hiệu nào – là ấn tượng ban đầu – vì thế thiết kế logo là cực kỳ quan trọng. Khi một logo được thiết kế hoàn mỹ sẽ tạo nên một uy thế vững mạnh cho thương hiệu của khách hàng của bạn. 
Tuy nhiên, để tạo ra được một hình ảnh đại diện cho thương hiệu gây được ấn tượng sâu sắc thì đòi hỏi nhiều hơn là những mẫu thiết kế đồ họa đơn thuần. Cũng giống như bất kỳ công việc nào liên quan đến vận dụng những kỹ năng chuyên biệt, thiết kế logo đòi hỏi phải thực hành nhiều và kinh nghiệm để thành công, còn kiến thức thì đã là khả năng sẵn có của bất cứ nhà thiết kế đồ họa nào. Vì nguyên nhân này mà chúng tôi phác thảo ra 12 nguyên tắc thiết yếu cần tuân thủ để thiết kế được một logo đầy ấn tượng.

 1. Lên phác thảo 

Để thiết kế được một logo hiệu quả thì bước quan trọng đầu tiên là vẽ phác thảo sơ bộ. Ở đây có thể đơn giản như giấy và bút vẽ hay vẽ bản nháp bằng phần mềm đồ họa vector, chẳng hạn như chương trình Illustrator. Điều mấu chốt là nếu bỏ qua bước này, bạn sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Bắt đầu từ 20 đến 30 bản phác thảo những ý tưởng cơ bản và sau đó phát triển chúng để tạo ra những biến thể của ý tưởng ban đầu. Nếu như có vẻ không khả thi, hãy bắt đầu lại từ đầu những ý tưởng phác thảo mới. Một người thiết kế đồ họa cần mẫn sẽ tốn nhiều thời gian với công việc chuẩn bị phác thảo này hơn bất kỳ người nào khác trong quá trình thiết kế. 

2. Tạo sự cân bằng 

Sự cân bằng trong thiết kế rất quan trọng bởi vì bộ não chúng ta nhận thức được một thiết kế cân đối một cách tự nhiên một khi ta cảm thấy hài lòng. Luôn giữ logo được cân đối bằng cách duy trì “trọng lượng” của đồ họa, màu sắc, và kích cỡ bằng nhau trên mọi góc nhìn. Mặc dù đôi khi ta có thể bỏ qua vai trò của sự cân đối, nhưng nhớ rằng logo của bạn sẽ được đông đảo người xem, không chỉ riêng những người có tầm nhìn nghệ thuật, vì thế một thiết kế cân đối thì tốt hơn hết. 

3. Vấn đề về kích thước logo 

Khi thiết kế logo thì kích thước cũng là vấn đề cần quan tâm đến. Một logo trông phải dễ nhìn và rõ ràng ở mọi kích thước. Một logo sẽ không gây ấn tượng khi không được thiết kế rõ ràng một khi được giảm xuống kích thước nhỏ để làm biểu tượng cho tiêu đề trên giấy, trên các bì thư, và trên các hàng hoá quảng cáo có kích thước nhỏ. Logo cũng phải trông sao cho dễ nhìn khi sử dụng kiểu định dạng lớn hơn, chẳng hạn trên các bảng quảng cáo, các thông cáo và các kiểu định dạng điện tử như trên tivi và trang web. Cách đáng tin cậy nhất để xác định xem một logo có được hiển thị rõ nét ở mọi kích thước hay không là chính bạn phải tự mình kiểm chứng nó. Nên chú ý rằng ở kích thước nhỏ nhất thì thường khó hiển thị rõ nét, vì thế ban đầu bạn nên in logo trên tiêu đề đầu trang giấy hoặc bì thư và xem liệu nó vẫn còn rõ ràng hay không. Bạn cũng có thể kiểm chứng mẫu thiết kế ở tỷ lệ lớn bằng cách in kiểu kích thước của bảng quảng cáo ở cửa hàng in.

 4. Sử dụng màu sắc một cách sáng tạo 

Lý thuyết về màu sắc thì phức tạp, nhưng người thiết kế nào hiểu được cái căn bản thì có thể vận dụng màu sắc một cách thuận lợi. Những nguyên tắc cơ bản nên ghi nhớ là: Dùng những màu gần giống nhau trên bảng màu (ví dụ như với gam màu “ấm” ta dùng màu đỏ, cam và vàng) Đừng dùng những màu quá sáng mà mắt chúng ta khó nhìn. Logo phải trông dễ nhìn ở gam màu đen trắng, xám, và cả 2 màu trên. Đôi khi làm khác đi so với nguyên tắc cũng tốt, chỉ cần bạn chắc chắn có lý do hợp lý để làm điều đó. Biết cách làm cho màu sắc gợi lên được cảm xúc và tâm trạng thì cũng khá quan trọng. Chẳng hạn, màu đỏ có thể gợi lên được cảm xúc bốc đồng, yêu thương, đam mê và cả sức mạnh. Luôn ghi nhớ là khi kết hợp những màu sắc lại với nhau, bạn phải tạo ra được màu sắc phù hợp với sắc thái tổng thể và sự cảm nhận về thương hiệu đó. Hãy tham khảo qua những màu sắc riêng biệt cho riêng một thương hiệu nào đó cũng là một ý tưởng hay. Có một vài thương hiệu được nhận biết qua màu sắc riêng biệt của chúng. Chẳng hạn, khi nghĩ tới John Deere, bạn nghĩ ngay đến màu xanh lục đặc trưng của John Deere, chính kiểu dáng màu sắc này tạo được sự phân biệt với thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh, quan trọng hơn cả là làm cho thương hiệu được mọi người nhận biết nhiều hơn.

 5. Phong cách thiết kế phải phù hợp với công ty

Bạn có thể dùng những phong cách thiết kế khác nhau khi thiết kế logo, và chọn ra một kiểu thích hợp, bạn nên có một số thông tin cơ bản về khách hàng và thương hiệu của họ. Xu hướng thiết kế logo gần đây là những logo hiệu ứng ba chiều của web 2.0, với đồ họa kiểu bong bóng, chuyển sắc. Phong cách thiết kế này có vẻ hiệu quả cho các web 2.0 hoặc các công ty công nghệ, nhưng có lẽ không mấy khả thi đối với các thương hiệu của các công ty khác. Hãy nghiên cứu về khách hàng và người xem trước khi bạn bắt đầu giai đoạn lên phác thảo. Điều này sẽ giúp cho bạn xác định được kiểu thiết kế tốt nhất ngay từ lúc khởi điểm và tiết kiệm thời gian không phải quay lại từ nơi bắt đầu.

 6. Vấn đề kiểu chữ 

Lựa chọn kiểu chữ và cỡ chữ phù hợp khó hơn nhiều so với điều mà nhiều nhà thiết kế mới khởi nghiệp nghĩ. Nếu mẫu thiết kế của bạn bao gồm cả văn bản, hoặc như một phần của logo hay khẩu hiệu, bạn sẽ cần phải dành nhiều thời gian phân loại thông qua hàng tá kiểu chữ khác nhau -  và kiểm chứng chúng trong mẫu thiết kế trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Hãy thử cả hai kiểu chữ serif và sans-serif cũng như kiểu chữ viết hoa, in nghiêng, in đậm và các kiểu chữ tùy chỉnh khác. Hãy xem xét 3 điểm chủ yếu khi lựa chọn kiểu chữ đi kèm trong mẫu thiết kế logo của bạn: Tránh dùng các kiểu chữ được sử dụng phổ biến như là Comic Sans nếu không tác phẩm thiết kế của bạn khi hoàn thành sẽ không chuyên nghiệp. Phải chắc chắn là kiểu chữ vẫn rõ ràng khi được thu nhỏ lại, đặc biệt là với kiểu chữ viết tay. Chỉ dùng 1 kiểu chữ là tốt nhất, tránh dùng từ 2 kiểu chữ trở lên. Hãy kiên định trong thiết kế của bạn. Kiểu chữ càng giữ được nguyên bản của nó bao nhiêu thì thương hiệu của nó càng nổi bật bấy nhiêu. Ví dụ về các logo của các thương hiệu nổi tiếng thành công có kiểu chữ nguyên bản là Yahoo!, Twitter và Coca Cola.

 7. Mục tiêu là sự nhận biết được thương hiệu  

 Điều cốt lõi tạo dựng một logo là xây dựng được sự nhận biết thương hiệu. Làm cách nào bạn thực hiện điều này? Điều này cũng thay đổi theo từng trường hợp, nhưng mục tiêu cũng là sao cho một người thông thường khi nhìn logo thì ngay tức thì liên tưởng đến thương hiệu. 

Ví dụ điển hình như là logo của Coca-Cola, Pepsi, McDonald’s, Nike. 

Chỉ cần nhìn thoáng qua những logo này là bạn có thể nhận biết được thương hiệu của chúng. 
Điều then chốt để có thể thiết kế được một logo được nhiều người nhận biết và ngưỡng mộ là kết hợp tất cả các yếu tố được thảo luận đến trong bài viết này: kích cỡ, kiểu thiết kế, màu sắc, kiểu chữ, và tính sáng tạo.
Trong quá trình thiết kế, nếu bỏ sót bất cứ yếu tố nào trong những điều trên thì cũng sẽ làm giảm chất lượng của thiết kế sau cùng của bạn.
 Hãy kiểm tra kỹ mẫu thiết kế logo của bạn và xem liệu nó có đáp ứng được tất cả các tiêu chí này hay không. Một cách thử nghiệm nhanh để xác định xem logo của bạn có thể được nhận ra hay không là bạn hãy dùng phần mềm thiết kế đồ họa xoay ngược nó lại để xem liệu có nhận diện được thương hiệu của nó nữa không.
 Ngoài ra, bạn thử phản chiếu logo xem trong trạng thái này nó có dễ dàng được nhận biết không. Chú ý là logo không phải lúc nào cũng đập vào tầm nhìn của chúng ta trực tiếp, chẳng hạn như bên hông của xe buýt hoặc trên các bảng quảng cáo mà bạn chạy ngang qua. Vì thế, bạn phải xem qua mẫu thiết kế logo của mình dưới mọi góc độ và chắc chắn là nó sẽ được nhận biết từ bất cứ hướng nào trước khi đưa nó cho khách hàng.

 8. Can đảm tạo nên sự khác biệt

Để nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh, bạn phải nhận ra mình là một nhà thiết kế với phong cách riêng biệt chứ không phải sao chép các mẫu thiết kế hoặc phong cách thiết kế của ai khác, hãy sáng tạo và kiên định lập trường của bạn. Làm sao để tạo được sự khác biệt này?  Hãy thử phá vỡ các quy tắc thiết kế và chấp nhận rủi ro. Hãy thử các kiểu thiết kế khác nhau để tìm ra cái tốt nhất có thể làm hài lòng khách hàng.  Kết hợp các màu sắc khác nhau cho đến khi nào tạo ra được một thiết kế thật sự độc đáo. Hãy vui thích với chương trình thiết kế bạn đang sử dụng, tiếp tục thiết kế cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng.

 9. K.I.S.S (Keep it simple & stupid) 

Logo càng đơn giản, người ta càng dễ nhận biết nó. Chẳng hạn, Nike là một logo cực kì đơn giản và cũng là một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhiều nhất trên thế giới. Hãy tuân thủ theo quy luật K.I.S.S ngay từ khi bắt đầu quá trình thiết kế, khi động não sáng tạo ý tưởng và khi vẽ phác thảo. Bạn sẽ thấy rằng bạn thường bắt đầu với những mẫu thiết kế tương đối phức tạp và kết thúc với một kiểu thật đơn giản. Chỉ vận dụng những gì thiết yếu và xoá đi những yếu tố không cần thiết. 

10. Tạo hiệu ứng thật đơn giản

Adobe Illustrator, Freehand, Photoshop, và các chương trình thiết kế đồ hoạ khác là các công cụ cực kỳ hiệu quả với nhiều chức năng và hiệu ứng bạn có thể ứng dụng cho thiết kế logo của mình, miễn là đừng vận dụng nó quá mức. Những công cụ thiết kế này thì thích hợp thật, nhưng cũng không cần thiết để thiết kế logo. Tất nhiên là việc tham khảo và xem những hiệu ứng mà những công cụ này tạo ra để làm nổi bật logo thì cũng tốt, nhưng hãy nhớ rằng đơn giản là chìa khoá để thành công. 

11. Phát triển mẫu thiết kế theo kiểu “Dây chuyền lắp ráp”

Để tạo ra được một logo đặc trưng, bạn cần phải phát huy khả năng thiết kế của riêng mình hơn nữa, bao gồm những bước sau đây: 

  • Nghiên cứu Động não tạo ra những ý tưởng
  • Phác thảo sơ bộ 
  • Thiết kế trên máy 
  • Gửi cho khách hàng
  • Thêm hoặc bỏ đi bất cứ gì khách hàng mong muốn
  • Hoàn thiện mẫu thiết kế và gửi lại cho khách hàng

Mặc dù có thể bạn muốn điều chỉnh một chút, nhưng mà nên tuân theo những bước cơ bản trong mỗi mẫu thiết kế logo. 
Điều này sẽ giúp bạn tổ chức, sắp xếp công việc hiệu quả hơn, duy trì được trọng tâm, mang lại kết quả như mong đợi 

12. Tham khảo để tìm ý tương chứ không sao chép  

 Nguyên tắc cuối cùng để thiết kế một logo hiệu quả thì khá đơn giản: đừng sao chép thiết kế của ai khác!  Mặc dù không có gì sai khi lấy nguồn cảm hứng từ các nhà thiết kế khác, nhưng việc sao chép ý tưởng người khác thì không thể chấp nhận về mặt đạo đức và bất hợp pháp. 
Thư viện hình ảnh trên website cho phép bạn sử dụng những hình ảnh nghệ thuật miễn phí, với thẩm quyền hợp pháp, nhưng tôi khuyên bạn không nên sử dụng. Những trang web này có thể giúp ích để bạn lấy ý tưởng trong suốt giai đoạn động não tìm ý tưởng, nhưng tốt hơn hết là bạn nên bắt đầu mẫu thiết kế tữ những nét phác thảo và phát triển nó theo nguyên bản 100% của bạn. 
 Bạn có tuân thủ các quy tắc trên khi thiết kế logo của bạn không? Tại sao không hoặc tại sao bây giờ bạn mới tuân thủ? Vui lòng chia sẻ ý kiến của bạn với chúng tôi.

Hai Câu Chuyện Ý Nghĩa Bạn Nên Đọc Khi Bế Tắc!!! – Quà tặng cuộc sống

Câu chuyện 1:
Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
  • Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
    Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc.
    Lúc này nhà sư từ tốn nói:
  • Đau rồi tự khắc sẽ buông!
Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
Câu chuyện 2:
Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi:
  • Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.
    Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
    Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon.
    Lúc này nhà sư từ tốn nói:
  • Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!
  • Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.
    Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên & bỏ xuống chuyện của chính mình.
    Nếu cuộc sống của bạn đang gặp khó khăn, bạn đang mệt mỏi khi phải đối mặt với mọi thứ, tất cả đều không như bạn mong muốn. Bạn cảm thấy bế tắc, chán đời và thấy cuộc sống thật vô vị.
    Hãy bình tĩnh lại và nhớ rằng:
    – Không ai khôn lớn mà chưa từng trải qua nỗi đau
    – Chuyện gì cần đến sẽ đến
    – Tất cả mọi thứ trong cuộc sống chỉ là tạm thời
    – Điều tốt nhất bạn có thể làm là tiếp tục bước đi
    – Cuộc đời là một chuỗi những cuộc đấu tranh
    – Bạn không cần phải để tâm đến tính tiêu cực của người khác
    – Vết sẹo của bạn là biểu tượng của sức mạnh
    – Lo lắng và phàn nàn cũng không thay đổi được gì
    Hãy trân trọng cuộc sống của bạn. Sống lạc quan, yêu đời thì cuộc sống cũng sẽ mỉm cười với bạn.
    Quà tặng cuộc sống

    100 công cụ Seo phổ biến mà SEOer hay sử dụng

    Những công cụ miễn phí phần đa đã giúp bạn giải quyết vấn đề ổn thỏa. Dưới đây chúng tôi cung cấp danh sách của 100 công cụ: hoàn toàn miễn phí; công cụ có hai lựa chọn miễn phí, trả phí và công cụ thử nghiệm miễn phí. Đơn giản, bạn chỉ lựa chọn checkbox cho khu vực bạn đang làm việc, và xem xét những công cụ dành cho nó.

    Công cụ miễn phí

    1. Anchor Text Over Optimization Tool
    http://www.removeem.com/ratios.php (Link Research, Technical SEO)
    Bạn đang lo lắng về thuật toán Penguin của Google sẽ đánh bại bạn vì việc quá lạm dụng Anchor Text? Chỉ cần gõ vào đây URL của bạn, công cụ sẽ cung cấp cho bạn một báo cáo đầy đủ về những gì Penguin có thể tác động tới bạn.

    2. Bing Webmaster Tools
    http://www.bing.com/toolbox/webmaster (Tools Suite, Diagnostic)
    Tương tự như chức năng với Google Webmaster Tools, Bing cung cấp một bộ công cụ nghiên cứu thú vị và nguồn lực cho các webmaster.

    3. Bitly
    https://bitly.com/ (Social, Analytics)

    Hầu hết mọi người đều sử dụng Bitly để rút gọn URL, nhưng sức mạnh thực sự của công cụ này xuất phát từ khả năng phân tích của nó.

    4. Boomerang
    http://www.boomeranggmail.com/ (Email, Productivity)

    Boomerang cho phép bạn theo dõi email, ngay cả khi bạn lãng quên nó. Đây là công cụ tuyệt vời cho việc xây dựng liên kết hoặc bất cứ lúc nào bạn gửi cùng lúc nhiều email.

    5. Buffer
    https://bufferapp.com/ (Social - mạng xã hội)

    Công cụ này giúp bạn tối ưu hóa việc chia sẻ phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến. Bộ đệm này cho phép bạn chia sẻ với khách hàng vào thời điểm tối ưu để khả năng hiển thị nhiều hơn.

    6. BuiltWith
    http://builtwith.com/ (Competitive Intelligence)

    Bạn nên BuiltWith sử dụng để khám phá những gì công nghệ mà bất kỳ trang web hầu như cũng đã ứng dụng. Đây cũng là công cụ tuyệt vời cho việc cạnh tranh của bạn.

    7. Buzzstream Tools Suite
    http://tools.buzzstream.com/link-building (Link Building, Tools Suite, Email)

    Hầu hết mọi người biết đến Buzzstream như một nền tảng tiếp cận cộng đồng, nhưng nó cũng cung cấp một số công cụ xây dựng liên kết miễn phí. 

    8. Caption Tube
    http://captiontube.appspot.com/ (Video)

    Công cụ này cung cấp nguồn dữ liệu miễn phí và dễ sử dụng để tạo các chú thích cho YouTube. Có hướng dẫn cụ thể và cung cấp bản sao cho độc giả.

    9. CircleCount
    http://www.circlecount.com/ (Social, Analytics)

    Ứng dụng phân tích Google+. Cung cấp nguồn tư liệu miễn phí để theo dõi độc giả và phân tích lượng share của bạn. Đánh giá xem bạn đã có được bao nhiêu khách truy cập theo thời gian nhất định.

    10. Content Strategy Generator Tool
    http://seogadget.com/content-strategy-generator-tool-v2-update/ (Content)

    Công cụ này từ SEOgadget giúp bạn có được chiến lược nội dung thông minh, sử dụng từ khóa nghiên cứu và ước tính size khách hàng mong muốn.

    11. Convert Word Documents to Clean HTML
    http://word2cleanhtml.com/ (Content, Productivity)

    Bất chấp sự nổi lên của Google Documents, Word vẫn đang chiếm ưu thế hơn. Copy và paste luôn là một trở ngại, nhưng công cụ này đã đơn giản hóa nó.

    12. Copyscape
    http://www.copyscape.com/ (Content)

    Copyscape đồng thời giúp bạn kiểm tra hành văn và sự trùng lặp nội dung. Ứng dụng này thật tuyệt vời nếu nội dung của bạn đã được phân phối trên web.

    13. Domain Hunter Plus
    http://domainhunterplus.com/ (Link Building)

    Đây là sự mở rộng kỳ diệu cho Chrome, nó không chỉ giúp bạn tìm thấy các liên kết quan trọng bị gãy, mà còn thông báo cho bạn các liên kết dẫn đến một miền có sẵn.

    14. Easel.ly
    http://www.easel.ly/ (Infographics)

    Công cụ miễn phí cho phép bạn tạo và chia sẻ biểu mẫu. Các mẫu có sẵn giúp bạn tạo nên một hình ảnh chuyên nghiệp.

    15. Email Format
    http://email-format.com/ (Email, Productivity)

    Định dạng email giúp bạn tìm thấy những cấu trúc thích hợp cho hàng ngàn công ty và các tổ chức trên web.

    16. FindPeopleonPlus
    http://www.findpeopleonplus.com/ (Social)

    Thư mục Google+ tuyệt vời để nghiên cứu, tiếp cận cộng đồng, và xây dựng liên kết. Được sắp xếp theo từ khóa, nghề nghiệp, quốc gia, và nhiều hơn nữa.

    17. Frobee Robots.txt Checker
    http://www.frobee.com/robots-txt-check (Robots.txt, Technical SEO)

    Nhiều tập tin robots.txt chứa các lỗi ẩn chúng ta không dễ dàng nhìn thấy, chạy tập tin của bạn thông qua công cụ này và khám phá những điều không tưởng.

    18. GetListed
    https://getlisted.org/ (Local, Moz)

    Công cụ SEO tuyệt vời này giúp xác định SEO local và gợi ý cho bạn những hành động tiếp theo để nâng cao điểm số của bạn.

    19. Google Keyword Planner
    http://adwords.google.com/keywordplanner (Keyword Research)

    Công cụ này thay thế công cụ tìm từ khóa phổ biến của Google, và cung cấp những dữ liệu không bất cứ nơi nào khác có. 

    20. Google Analytics
    http://www.google.com/analytics/ (Analytics)

    Đấy là công cụ phổ biến nhất trong tất cả các công cụ phân tích hiện nay, Google Analytics liên tục đổi mới và thiết lập tiêu chuẩn. 

    21. Google Analytics API
    https://support.google.com/analytics/answer/1008004?hl=en&ref_topic=1008008 (API, Analytics)

    Google Analytics API rất hữu ích cho việc xây dựng báo cáo và các công cụ các nhân, và cũng để đưa dữ liệu trực tiếp vào Excel hoặc Google Docs.

    22. Google Map Maker
    http://www.google.com/mapmaker (Local)

    Trong vô vàn các công cụ, Google Map Maker cho phép bạn đóng góp các bản đồ thông tin, chúng có thể được chia sẻ và tích hợp vào Google Maps.

    23. Google PageSpeed Insights
    https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights (Speed)

    Ứng dụng này cung cấp công cụ, dữ liệu, và những hiểu biết để cải thiện tốc độ trang web của bạn. Tốc độ trang web đóng vai trò lớn nếu bạn muốn có thứ hạng và sự tham gia của người sử dụng nhiều hơn 

    24. Google Public Data
    http://www.google.com/publicdata/directory (Content)

    Dựa trên cơ sở dữ liệu công cộng, Google Public Data gợi ý cho bạn một xuất phát điểm tuyệt vời cho nội dung nghiên cứu, biểu mẫu, và nhiều hơn nữa.

    25. Google SERP Snippet Optimization Tool
    http://www.seomofo.com/snippet-optimizer.html (Technical SEO, CRO)

    Hãy sử dụng công cụ này để xem cách đoạn mã của bạn có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google. Nó cho bạn thấy cấu trúc dữ liệu , sao đánh giá, …

    26. Google Structured Data Testing Tool
    http://www.google.com/webmasters/tools/richsnippets (Structured Data, Technical SEO)

    Nếu bạn sử dụng microformat Schema.org hoặc bất kỳ loại dữ liệu nào có cấu trúc, công cụ này sẽ kiểm tra đánh dấu của bạn.

    27. Google Trends
    http://www.google.com/trends/ (Keyword Research)

    Giúp bạn xem những gì đang là xu hướng trong kết quả tìm kiếm của Google và những từ khóa phổ biến được tìm kiếm theo thời gian. 

    28. Google Webmaster
    http://www.google.com/webmasters/ (Tools Suite, Diagnostic)

    Giao diện gần đây của nó đã được một tái thiết lập, và Google Webmaster vẫn còn là một công cụ phải có - nguồn tài nguyên của các công cụ cho webmaster

    29. IFTTT
    https://ifttt.com/ (Productivity)

    IFTTT là viết tắt của IF This Then That. Công cụ này cho phép bạn tạo ra sự chuyển đổi tự động giữa các ứng dụng khác nhau, như Gmail và Twitter.

    30. Infogr.am
    http://infogr.am/ (Infographics)

    Một nguồn tài nguyên biểu mẫu miễn phí tuyệt vời cho phép bạn dễ dàng tạo ra đồ họa và hình tượng hóa dữ liệu.

    31. Internet Marketing Ninjas SEO Tools
    http://www.internetmarketingninjas.com/tools/ (Tools Suite)

    Các Ninjas là SEOs và online marketer tốt nhất, và họ đã phát minh ra công cụ tốt nhất của họ cho chúng ta, trực tuyến & miễn phí.

    32. Linkstant
    http://www.linkstant.com/ (Link Building)

    Công cụ phân tích thuận tiện này cảnh báo bạn bất cứ lúc nào một người nào đó liên kết đến trang web của bạn. Đây là cách tuyệt vời để tiếp cận và thu thập thông tin tình báo.

    33. Linksy.me Email Guesser
    http://linksy.me/find-email (Email, Link Building)

    Bạn cần phải gửi một email, nhưng bạn không có địa chỉ người nhận? Gõ vào đây những gì bạn biết về họ và công cụ tiện lợi này sẽ giúp bạn tìm kiếm.

    34. MailTester.com
    http://mailtester.com/ (Email)

    Cần phải gửi một email đến một địa chỉ chưa được kiểm chứng, nhưng lại không muốn spam họ? Trước hết hãy kiểm tra xem nó với công cụ này để xác minh.

    35. MozCast
    http://mozcast.com/ (SERP Tracking, Moz)

    Bạn muốn biết Google đã thử nghiệm thuật toán của nó như thế nào trong tuần này? MozCast cung cấp cho bạn một bản báo cáo thời tiết hàng ngày để theo dõi những thay đổi trong SERPs.

    36. MyBlogGuest
    http://myblogguest.com/ (Link Building, Content)

    Guest bloginh vẫn đang phát triển rất mạnh. MyBlogGuest giúp bạn tìm thấy những cơ hội tốt từ nó.

    37. Panguin Tool
    http://www.barracuda-digital.co.uk/panguin-tool/ (Analytics)

    Công cụ tuyệt vời này kết nối với tài khoản Google Analytics của bạn để giúp bạn xem xét nếu bạn đã bị ảnh hưởng bởi thuật toán mới cập nhật của Google.

    38. Pingdom
    http://tools.pingdom.com/fpt/ (Speed)

    Pingdom cung cấp toàn bộ các công cụ để giúp bạn phân tích tốc độ tải trang, các vấn đề DNS, và kết nối.

    39. Piwik
    http://piwik.org/ (Analytics)

    Piwik là một giải pháp phân tích web và là sự thay thế tuyệt vời cho Google Analytics.

    40. Rank Checker for Firefox
    http://tools.seobook.com/firefox/rank-checker/ (Rank Tracking)

    Công cụ nhẹ và vô cùng tiện lợi này giúp bạn dễ dàng kiểm tra bảng xếp hạng chỉ trong một tích tắc. Nhanh chóng, dễ dàng và miễn phí.

    41. Rapportive
    http://rapportive.com/ (Email, Link Building, Productivity)

    Rapportive làm việc với hộp thư đến Gmail của bạn để cung cấp cho bạn thông tin liên lạc phong phú về những người bạn muốn tiếp cận ngay lập tức. Đây là công cụ không thể thiếu cho các nhà tiếp thị.

    42. Remove Duplicate Items
    http://ontolo.com/tools-remove-duplicates (Productivity)

    Ontolo cung cấp các phần mềm xây dựng liên kết và một vài công cụ sản xuất hữu ích cho các nhà xây dựng liên kết và các công cụ loại bỏ bản sao cùng giải quyết một vấn đề thường gặp. 

    43. Robots.txt Checker
    http://tool.motoricerca.info/robots-checker.phtml (Robots.txt, Technical SEO)

    Công cụ này giúp bạn sử dụng robot tốt nhất và phát hiện ra các lỗi ẩn trong các tập tin robots.txt có thể gây ra vấn đề cho các tìm kiếm

    44. Schema Creator
    http://schema-creator.org/ (Structured Data, Technical SEO)

    Tất cả mọi người đều yêu thích và sử dụng Schema.org, nhưng các viết microformat bằng tay là điều rất khó khăn. Công cụ này hỗ trợ và giúp bạn đơn giản hóa nó.

    45. Scraper for Chrome
    https://chrome.google.com/webstore/detail/scraper/ (Productivity)

    Nếu bạn chưa bao giờ đánh bật trang web, bạn đang bỏ lỡ nhiều cơ hội. Scraper for Chrome sẽ biến việc này thành có thể trong tay của bạn mà không tới cần mã.

    46. Seer Toolbox
    http://www.seerinteractive.com/seo-toolbox/ (Tools Suite, Analytics, Link Research)

    SEER sẽ mở hộp công cụ nội bộ của mình cho tất cả mọi người trên thế giới sử dụng. Đây là những công cụ tương tự được sử dụng trong SEER.

    47. SEO Toolbar
    http://tools.seobook.com/seo-toolbar/ (Tools Suite, Toolbar, Technical SEO)

    Trên các công cụ phổ biến nhất hiện có , SEO Toolbar đã cung cấp khối lượng thông tin khổng lồ trong tầm tay của bạn bao gồm cả backlinks và các nghiên cứu cạnh tranh.

    48. SEO Tools for Excel
    http://nielsbosma.se/projects/seotools/ (Tools Suite, Analytics, Social)
    Bạn không cần phải là một Ninjas Excel mới có thể sử dụng công cụ này. Công cụ này cực kì hữu ích và không thể thiếu đối với 1 SEO-er

    49. SEOgadget Links API
    http://seogadget.com/api/ (API, Link Research)

    SEOgadget Link API cho phép bạn dễ dàng thu thập dữ liệu không chỉ backlink mà còn các thông tin liên lạc tốt. Đây là một cách tiết kiệm thời gian rất tuyệt vời.

    50. SEOgadget Tools
    http://seogadget.com/tools/ (Tools Suite)

    Bộ phần mềm của các công cụ này trong Gadget Lab bao gồm một số Excel Plugin, nội dung chiến lược,….

    51. SEOQuake
    http://www.seoquake.com/ (Toolbar, Tools Suite, Technical SEO)

    Cung cấp nhiều dữ liệu hơn hơn bất kỳ công cụ SEO nào khác.

    52. SharedCount
    http://www.sharedcount.com/ (Social, Analytics)

    Bạn muốn biết bằng cách nào các phần nội dung được chia sẻ xã hội thông qua các dịch vụ chủ chốt? Đây là công cụ để làm điều đấy.

    53. SharedCount API
    http://www.sharedcount.com/documentation.php (API, Social)

    Giúp bạn khai thác số liệu kết hợp thống kê của Google +, Twitter, Facebook,.. , API SharedCount mang lại cho bạn những thông tin xã hội quan trọng.

    54. Similar Page Checker
    http://www.webconfs.com/similar-page-checker.php (Content, Technical SEO)

    Hãy sử dụng công cụ này để kiểm tra các vấn đề về trùng lặp nội dung. Tương tự như các trang Checker, nó sẽ cung cấp cho bạn một giải pháp làm thế nào để hai trang HTML chặt chẽ với nhau.

    55. Sitemap Generators
    http://code.google.com/p/sitemap-generators/wiki/SitemapGenerators (Sitemaps)

    Google cung cấp một loạt bộ máy sitemap hàng đầu miễn phí. Hầu hết chúng sẽ nằm trong máy chủ của bạn và tạo ra các bản đồ website tự động.

    56. Social Authority API
    https://followerwonk.com/social-authority (API, Social)

    Follower của bạn có địa vị và quyền lực đến đâu? Làm thế nào biết về những người mà bạn đang cố gắng để kết nối với? Social Authority API sẽ cho bạn biết điều này.

    57. Social Crawlytics
    https://socialcrawlytics.com/ (Social, Analytics)

    Crawlytics Social cho phép bạn tiến hành nghiên cứu cạnh tranh bằng cách hiển thị hầu hết nội dung các chia sẻ của đối thủ cạnh tranh. Rất nhiều tính năng khác cũng được tích hợp trong công cụ này

    58. Social Mention
    http://www.socialmention.com/ (Social)

    Social Mention cho bạn biết thời gian thích hợp để PR, các phương tiện tìm kiếm xã hội và phân tích phương tiện truyền thông. Hãy nhập cụm từ tìm kiếm và xem ai chia sẻ nó, ngay lúc đấy.

    59. Text Cleaner
    http://www.textcleanr.com/ (Content)

    Một trong những công cụ tốt nhất giải quyết các vấn đề đơn giản là Text Cleaner. Nó dọn sạch tất cả các loại định dạng văn bản khi sao chép và dán giữa các ứng dụng

    60. Ubersuggest
    http://ubersuggest.org/ (Nghiên cứu từ khoá)

    Tất cả các SEO yêu Ubersuggest cho dễ sử dụng và sự giàu có của những ý tưởng nghiên cứu từ khóa. Bằng cách sử dụng sức mạnh của Google Suggest, nó sẽ trả về hàng trăm kết quả tiềm năng.

    60. Ubersuggest
    http://ubersuggest.org/ (Keyword Research)

    Một công cụ tuyệt vời việc đào sâu vào tiêu đề máy chủ, thông tin kinh điển, phân tích vấn đề chuyển hướng và nhiều hơn nữa.

    62. Virante SEO Tools
    http://www.virante.org/seo-tools (Tools Suite)

    Virant cung cấp một số công cụ SEO có chất lượng cao cho mọi người. Đây thường là những công cụ được phát triển cho đội Virant, họ đã cũng chia cho công chúng sử dụng.

    63. Wayback Machine
    http://archive.org/web/web.php (Competitive Intelligence)

    Bạn muốn xem lịch sử của trang web của bạn hoặc trang web của đối thủ cạnh tranh của bạn? Wayback Machine cho phép bạn làm điều nàyvà theo dõi những thay đổi quan trọng.

    64. WebPagetest
    http://www.webpagetest.org/ (Speed)

    Nhanh chóng và dễ dàng với công cụ đẩy mạnh tốc độ trang web. Cung cấp các gợi ý để cải thiện hiệu suất trang web bạn

    65. Wordle
    http://www.wordle.net/ (Content)

    Là công cụ tuyệt vời cho các hình tượng, đồ họa, và nghiên cứu.

    66. Wordstream Free Keyword Tools
    http://www.wordstream.com/free-keyword-tools (Keyword Research, Tools Suite)

    Ngoài những dịch vụ thanh toán của mình, Wordstream cung cấp một bộ công cụ truy cập từ khóa miễn phí đến hàng ngàn từ ​​khoá đề xuất khác.

    67. Xenu's Link Sleuth 
    http://home.snafu.de/tilman/xenulink.html (Diagnostic, Technical SEO)

    Dành chiến thắng của giải thưởng The ugliest-SEO-tool-on-the-planet award, Xenu cũng là một trong những công cụ hữu ích nhất. Nó giúp bạn thu thập thông tin toàn bộ trang web, tìm các liên kết gãy, tạo ra sơ đồ web, …

    68. XML-Sitemaps.com
    http://www.xml-sitemaps.com/ (Sitemaps)

    XML-Sitemaps.com cung cấp các giải pháp sáng tạo sitemap đơn giản nhất ở bất cứ nơi nào. Công vụ này rất tuyệt vời cho các trang web với quy mô nhỏ, khi bạn cần một sơ đồ trang web trong vài phút.

    69. Yahoo Pipes
    http://pipes.yahoo.com/pipes/ (Content, Productivity)

    Một công cụ mashup tuyệt vời kết hợp các thông tin khác nhau vào nội dung và những sáng tạo kỳ diệu khác. Được sử dụng để xây dựng liên kết và bất cứ điều gì bạn đang mơ ước.

    70. Yoast WordPress SEO Plugin
    http://yoast.com/wordpress/seo/ (Technical SEO )

    Nếu bạn chỉ có thể chọn một plugin WordPress trang web của bạn, đầu tiên Yoast. Công cụ này sẽ giúp bạn đặt ra các tiêu chuẩn.

    71. YouTube Analytics
    https://www.youtube.com/analytics (Video, Analytics)

    Cung cấp các phân tích cụ thể cho các video YouTube. Đây là công cụ không thể thiết cho các nhà xuất bản video YouTube.

    Công cụ miễn phí hoặc tính phí

    72. Ahrefs
    https://ahrefs.com/ (Link Research, Link Building)

    Là một trong những công cụ nghiên cứu liên kết phổ biến, Ahrefs cung cấp một số lớn Anchor Text chất lượng. Phần lớn chúng là công cụ tính phí, nhưng vẫn cung cấp một số dữ liệu miễn phí.

    73. Banana Tag
    http://bananatag.com/ (Email)

    Banana Tag cho phép bạn theo dõi email của bạn sau khi bạn đã gửi. 

    74. CloudFlare
    https://www.cloudflare.com/ (Speed)

    Họ đã làm thế nào để CloudFlare miễn phí? Nó hoạt động như là một CDN và dịch vụ an ninh để cung cấp cho trang web của bạn tốc độ caovà an toàn.

    75. Followerwonk
    https://followerwonk.com/ (Social, Analytics, Moz)

    Có lẽ điều thú vị nhất về Followerwonk là khả năng theo dõi Follower. SEO-er thông minh đều sử dụng nó để tiếp cận và nghiên cứu.

    76. Keyword Eye
    http://www.keywordeye.com/ (Keyword Research)

    Keyword Eye đã nghiên cứu từ khóa bằng cách thêm nhiều hình tượng - điều cần thiết nếu bạn muốn thay đổi các từ khóa để có các khái niệm giá trị.

    77. KnowEm
    http://knowem.com/ (Social)

    KnowEm cho phép bạn kiểm tra 100 các hồ sơ xã hội cùng một lúc. Bạn đang tìm kiếm tên thương hiệu hoàn hảo? Hãy thử ngay công cụ này

    78. Majestic SEO
    http://www.majesticseo.com/ (Link Research, Competitive Intelligence, Link Building)

    Bạn có thể nhìn thấy liên kết SEO Majestic trong bảng xếp hạng trên Internet. Đây là công nghệ thu thập tuyệt vời kết hợp với một số tùy chọn để tạo ra các nghiên cứu về liên kết.

    79. Majestic SEO API
    http://blog.majesticseo.com/general/majestic-seo-api-now-explained/ (API, Link Research)

    Majestic làm cho nhiều dữ liệu backlink của nó thành miễn phí thông qua API 

    80. MozBar
    http://moz.com/tools/seo-toolbar (Tools Suite, Toolbar, Moz)

    Đây chính là Thanh công cụ SEO tiêu chuẩn cho các nhà marketer, MozBar cho phép bạn thực hiện hơn 50 nhiệm vụ trọng tâm ngay từ trình duyệt của bạn. Rất tuyệt vời.

    81. Mozscape API
    http://moz.com/products/api (API, Link Research, Moz)

    Các công ty ở khắp mọi nơi đều kết hợp các API Mozscape vào sản phẩm của mình, nhưng nó cũng có sẵn cho các cá nhân, và phần lớn các dữ liệu hoàn toàn miễn phí.

    82. nTopic
    http://www.ntopic.org/ (Content)

    nTopic là một trong số ít các phương pháp đã được chứng minh cho nội dung của bạn tại một số điểm thích hợp và cung cấp các đề xuất từ ​​khoá để cải thiện nó.

    83. Open Site Explorer
    http://www.opensiteexplorer.org/ (Link Research, Moz, Competitive Intelligence, Link Building)

    Khi Google và Yahoo bắt đầu loại bỏ dữ liệu backlink từ công chúng, Moz đã cho ra đời Open Site Explorer để đáp ứng nhu cầu rất lớn của mọi người. Nó cho phép xem backlinks, anchor text, số liệu phổ biến và nhiều hơn nữa. 

    84. Piktochart
    http://piktochart.com/ (Infographics)

    Công cụ tạo biểu mẫu đáng yêu và dễ dàng sử dụng. Không cần quá nhiều kinh nghiệm.

    85. RowFeeder
    https://rowfeeder.com/ (Social, Analytics)

    RowFeeder cho phép bạn theo dõi các tên người dùng và các từ khóa và đưa các thông tin đó vào Excel để theo dõi phương tiện truyền thông xã hội một cách dễ dàng.

    86. Screaming Frog
    http://www.screamingfrog.co.uk/ (Diagnostic, Technical SEO)

    Một công cụ mạnh mẽ thu thập dữ liệu trang web với nhiều tính năng và tùy chỉnh. Đây là công cụ mà SEOs cần nhất

    87. Searchmetrics Visibility Charts
    http://suite.searchmetrics.com/en/research (SERP Tracking, Competitive Intelligence)

    Công cụ theo dõi khả năng hiển thị tìm kiếm của trang web bất kỳ, vad theo dõi người thắng và kẻ thua trong kết quả tìm kiếm của Google.

    88. SEMrush
    http://www.semrush.com/ (Tools Suite, Keyword Research, Competitive Intelligence)

    Các từ khoá dữ liệu tính phí được cung cấp bởi SEMRush thường là rất mĩ mãn và toàn diện. Công cụ này cũng rất hữu ích trong việc nghiên cứu quảng cáo của đối thủ.

    89. SERPmetrics
    http://serpmetrics.com/flux/ (SERP Tracking, Competitive Intelligence)

    SERPmetrics theo dõi thông lượng cho kết quả tìm kiếm trên Yahoo, Bing và Google trong khoảng thời gian 30 ngày. 

    90. SimilarWeb
    http://www.similarweb.com/ (Competitive Intelligence)

    Đây là công cụ tình báo cạnh tranh qua một số ngành công nghiệp trực tuyến. Số liệu thống kê trang web của đối thủ cạnh tranh rất khó để thoát khỏi tấm lưới này 

    91. StatCounter
    http://statcounter.com/ (Analytics)

    Miễn phí, nhanh chóng, và phân tích giải pháp tốt. Công cụ này thường được sử dụng bởi những người không muốn sử dụng Google Analytics cho mục địch bảo mật.

    92. Trello
    https://trello.com/ (Productivity)

    Thực hiện quản lý và theo dõi dự án đơn giản. Sử dụng và xác nhận bởi Moz.

    93. Whitespark Local Citation Finder
    https://www.whitespark.ca/local-citation-finder/ (Local)

    Whitespark Local Citation Finder chìa khóa thành công cho SEO. Whitespark cung cấp một số giải pháp miễn phí và tính phí để tìm kiếm các trích dẫn, vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.

    94. Whois Lookup
    http://whois.domaintools.com/ (Competitive Intelligence)

    Tìm sự đăng nhập, thông tin liên lác, và các thông tin hành chính cho tên miền bất kỳ.

    95. Wistia
    http://wistia.com/ (Video)

    Ông hoàng của video trực tuyến, Wistia cung cấp giải pháp thân thiện với SEO việc lưu trữ video. Có tùy chọn miễn phí và trả phí ( thấp ) cho công cụ này 

    Công cụ thử nghiệm miễn phí

    96. Moz Analytics
    http://moz.com/products (Tools Suite, Diagnostic, Moz, Rank Tracking, Social)

    Trong kỳ hạn của bộ phần mềm Moz, Moz Analytics cung cấp một bảng điều khiển tất cả các dữ liệu tiếp thị quan trọng của bạn ở một nơi khác và phân tích hành động việc tiếp thị trở nên tốt hơn.

    97. Optimizely
    https://www.optimizely.com/ (A/B Testing, CRO)

    thử nghiệm và phân tích A / B để giúp bạn thành công trong việc nỗ lực CRO của bạn.

    98. Raven
    http://raventools.com/ (Tools Suite, Diagnostic, Content, Social)

    Raven cung cấp một bộ cổ điển của SEO, nội dung, và các công cụ nghiên cứu phổ biến với nhiều nhà tiếp thị.

    99. Visual Website Optimizer
    https://visualwebsiteoptimizer.com/ (A/B Testing, CRO)

    Hình ảnh Website Optimizer cho phép bạn làm bài kiểm tra A / B với trình soạn thảo trực tuyến đơn giản, cho phép bạn kiểm tra nội dung mà không biết mã.

    100. Wordtracker
    http://www.wordtracker.com/ (Keyword Research)

    Bộ công cụ nghiên cứu từ khóa mạnh mẽ được sử dụng bởi nhiều nhà marketer hàng đầu, Wordtracker cung cấp cho bạn đọc phiên bản dùng thử miễn phí.

    Vậy công cụ miễn phí yêu thích của bạn là gì?
    Thu hẹp danh sách 100 công cụ SEO trên hẳn không phải là một thử thách dễ dàng. Mặc dù tôi đã ghé thăm hàng trăm trang web để lập ta danh sách này,có bốn ứng dụng mà tôi thích nhất.

    1. Annie Cushing's Must-Have Tools for Marketers
    2. The Tools page at Inbound.org
    3. Dr. Pete's APIs for Data-Driven Marketers
    4. Free SEO Tools - A Curated List
    Mặc dù nghiên cứu hàng trăm công cụ, không phải ai trong chúng ta cũng làm ra được danh sách. Công cụ SEO miễn phí yêu thích của bạn là gì? Hãy cho chúng tôi biết trong các ý kiến ​​dưới đây.

    - Bài viết của Cyrus-Shepard (seomoz).