Những dấu hiệu cho thấy bạn là người có “trí tuệ cảm xúc” (EQ), yếu tố nền tảng của thành công


Khi khái niệm trí tuệ cảm xúc (EQ) hay trí tuệ xúc cảm lần đầu xuất hiện trước công chúng đã giải thích được một phát hiện đặc biệt: đó là 70% số trường hợp những người có chỉ số IQ trung bình làm việc tốt hơn những người có chỉ số IQ cao.
Trí tuệ cảm xúc giúp người ta quản lý được cảm xúc của mình một cách tuyệt vời, giúp ta giải quyết được vấn đến mà không cần đến bạo lực, giúp mọi người đối nhân xử thế khôn khéo và đặc biệt giúp cuộc sống chúng ta hạnh phúc hơn 
Vậy đâu là những hành vi nổi bật của người có trí tuệ cảm xúc (EQ)? Bạn sẽ biết câu trả lời ngay sau đây!
Phát hiện bất thường này đã giáng một cú đánh mạnh vào quan niệm rằng, chỉ số IQ là nguồn gốc duy nhất của sự thành công. Nhiều nghiên cứu trong suốt thập kỷ qua cho thấy, 90% những người thành đạt có trí tuệ cảm xúc cao

 Trí tuệ cảm xúc quyết định sự thành công của bạn
Trí tuệ cảm xúc là “một cái gì đó” vô hình nằm trong mỗi chúng ta. Nó ảnh hưởng đến cách chúng ta điều khiển hành vi, phân tích yếu tố xã hội, đưa ra quyết định cá nhân để đạt được kết quả tích cực.
Tính chất vô hình khiến ta khó có thể đo đếm hay cải thiện EQ. Để biết chỉ số EQ của mình, bạn có thể làm bài kiểm tra nhưng tương đối tốn kém và phức tạp. Qua việc phân tích dữ liệu của hàng triệu kết quả kiểm tra, các chuyên gia đã đưa ra chuỗi dấu hiệu của một người có EQ cao. Bạn cùng check nhé!
Người có EQ cao là người…
1.  Có một vốn từ vựng cảm xúc mạnh mẽ
Chúng ta ai cũng có những trải nghiệm cảm xúc của riêng mình, tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng chỉ rõ ràng được cảm xúc đó là gì.


Kết quả của một cuộc nghiên cứu cho thấy, chỉ có 36% số người tham gia có thể làm được điều này, đó là vấn đề bởi vì cảm xúc “không tên” dễ gây hiểu lầm, dẫn đến lựa chọn hành vi không hợp lý và phản tác dụng.
Những người có EQ cao thường làm chủ cảm xúc bởi họ luôn thấu hiểu bản thân, và sử dụng một vốn từ vựng phong phú để nói về cảm xúc đó.
Nếu người thường nói rằng mình đang cảm thấy rất tệ, những người EQ cao có thể xác định rõ ràng họ đang thấy khó chịu, thất vọng, bị coi thường, hoặc đang lo lắng.
Từ ngữ miêu tả cảm xúc đó càng chính xác, thì bạn càng hiểu rõ tâm trạng mình hiện tại như thế nào và tìm ra phương pháp để giải quyết nó.
  1. Luôn tò mò về người khác
Không quan trọng họ là người hướng nội hay hướng ngoại, người có trí tuệ cảm xúc tò mò về tất cả mọi người xung quanh họ.
Theo các chuyên gia, sự tò mò này là sản phẩm của đồng cảm – một trong những cửa ngõ quan trọng nhất để đánh giá người có EQ cao. Bạn càng quan tâm đến người khác và những gì họ đang trải qua, bạn càng cảm thấy muốn hiểu hơn về họ.
  1. Biết điểm mạnh, điểm yếu và thay đổi
Việc nhận thức được điểm mạnh, yếu là mấu chốt giúp bạn dễ đạt được thành công. Tuy nhiên, người có EQ cao còn biết được mình cần phải dựa vào điểm mạnh để tạo lợi thế và không để điểm yếu cản trở.



Sự nhạy bén, linh hoạt trong việc thích nghi sẽ là tiền đề giúp bạn tạo dựng được kế hoạch hành động mỗi khi có sự thay đổi lớn xảy ra.
Cùng với đó, sự nhanh nhạy sẽ giúp những người có EQ cao tăng khả năng nhìn người, đoán được suy nghĩ hay hiểu ý đồ của người đối diện.
  1. Biết nói “không” trong các trường hợp nhất định
Trí tuệ cảm xúc cao khiến bạn luôn phát huy sự tự chủ. Bạn biết trì hoãn niềm vui và tránh xa những hành động bốc đồng. Nghiên cứu tiến hành tại ĐH California (Mỹ) cho thấy, bạn càng “không” bạn càng dễ bị căng thẳng, kiệt sức, thậm chí trầm cảm.
Những người có EQ cao thường tránh các cụm từ như “Tôi không nghĩ rằng tôi có thể…” hoặc “Tôi không chắc …”. Đây được cho là cách để tôn vinh việc họ đang làm, gia tăng cơ hội thành công của việc đó.
  1. Không quên nhưng biết bỏ qua sai lầm
Với nhiều người, bỏ qua sai lầm bản thân không có nghĩa là họ sẽ quên chúng. Thay vào đó, những người này sẽ tham khảo sai lầm của mình để thích ứng và điều chỉnh thành công trong tương lai.
Tuy nhiên, việc “nhớ” những sai lầm của mình ở mức độ nào cũng là một câu hỏi khó. Nếu bạn bị ám ảnh bởi sai lầm, bạn sẽ luôn lo lắng và sợ hãi, còn nếu quên hoàn toàn sẽ khiến bạn dễ mắc lại sai lầm lần nữa. Chìa khóa để cân bằng điều này nằm trong khả năng chuyển hóa thất bại thành kinh nghiệm của người có EQ cao.
  1. Không cầu toàn và hài lòng với những gì mình có
Bạn có tin những người có EQ cao không trông đợi sự hoàn hảo bởi họ biết điều đó không tồn tại. Bản chất của con người là luôn mắc sai lầm.
Khi sự hoàn hảo là mục tiêu của bạn, bạn sẽ luôn có cảm giác thất bại và điều đó làm bạn thất vọng, mất động lực. Thay vì buồn phiền, họ hài lòng với thành quả và tiếp tục tiến về tương lai.
Việc dành thời gian nhìn lại những gì mình có và cảm thấy biết ơn điều này sẽ giải phóng hormone cortisol – hormone khiến bạn thoải mái.
Nghiên cứu tiến hành tại Đại học California chỉ ra, những người luôn nuôi dưỡng một thái độ biết ơn thường có tâm trạng tốt, nhiều năng lượng và có sức khỏe tốt.
  1. Biết nghỉ ngơi đúng cách
Ngủ đủ giấc và thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi là dấu hiệu của một người EQ cao vì nó giúp họ giữ mình khỏi căng thẳng.



Việc ngủ đủ giấc sẽ khiến não được “sạc pin”, sắp xếp lại ký ức trong ngày xem nên giữ lại và loại bỏ điều gì. Do đó khi thức dậy, bạn hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt.
Cùng với đó, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hành động nhỏ như không đọc email vài ngày có thể làm giảm mức độ căng thẳng xuống 30%.
Công nghệ ngày nay cho phép truyền thông liên tục đòi hỏi bạn luôn phải sẵn sàng 24/7. Thật khó khăn để có thể nghỉ ngơi khi mà một email làm việc có thể được gửi cho bạn bất cứ lúc nào.
Nguồn: TIME

7 thói quen của người có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao


Trí tuệ cảm xúc là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và hạnh phúc của mỗi người, giúp mỗi cá nhân xây dựng các mối quan hệ bền vững, tinh thông trong công việc chuyên môn, giải quyết vấn đề và quản lý cảm xúc hiệu quả. Rất rất nhiều những đặc điểm nói lên người đó có trí tuệ cảm xúc tốt hay không. Trí tuệ cảm xúc có thể rèn luyện thông qua hoạt động, thói quen hàng ngày. Dưới đây là một số điểm nổi bật của người có trí tuệ cảm xúc cao.
  1. Luôn tập trung vào mặt tích cực
Mặc dù vẫn ý thức được các tin xấu, những người có trí tuệ cảm xúc cao luôn có quyết định thông minh khi không dành quá nhiều thời gian và sức lực vào các vấn đề. Thay vào đó, họ tập trung nhìn vào mặt tích cực trong bất kỳ tình huống nào cũng như tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề phát sinh. Những người như thế luôn tập trung vào những gì họ có thể làm được hay kiểm soát được.
  1. Kết giao với những người suy nghĩ tích cực
Những người có trí tuệ cảm xúc cao không bao giờ dành quá nhiều thời gian lắng nghe những người hay phàn nàn cũng như có xu hướng tránh tiếp xúc với những người có suy nghĩ tiêu cực. Họ luôn ý thức được những người có suy nghĩ tiêu cực sẽ chỉ khiến họ phí phạm sức lực. Người có trí tuệ cảm xúc cao không để cho người khác làm chùn đi nhuệ khí của mình. Do người có trí tuệ cảm xúc cao luôn nhìn vào các giải pháp và các mặt tích cực trong mọi tình huống, những người có suy nghĩ tiêu cực sẽ sớm tránh xa họ vì những người tiêu cực chỉ muốn người khác cũng có suy nghĩ tiêu cực giống như họ.
Người có trí tuệ cảm xúc cao thường dành thời gian cho những người suy nghĩ tích cực và luôn nhìn vào mặt tươi sáng của cuộc sống. Bạn có thể dễ dàng nhận ra những người như thế vì học có xu hướng luôn tươi cười rất nhiều và thu hút những người tích cực khác. Sự ấm áp, cởi mở và thái độ quan tâm của họ khiến những người khác nhìn họ với ánh mắt tin tưởng hơn.
  1. Biết giữ giới hạn và quả quyết khi cần
Mặc dù bản chất thân thiện và cởi mở khiến cho những người có trí tuệ cảm xúc cao có vẻ như dễ bị khuất phục đối với một số người khác, nhưng họ thực sự là những người luôn biết giữ giới hạn rất quả quyết với bản thân khi cần thiết. Họ luôn thể hiện thái độ lịch sự, lòng tốt và sự chu đáo nhưng đồng thời cũng rất cứng rắn.
Họ không bao giờ tạo nên những kẻ thù không cần thiết. Trong những tình huống có khả năng xảy ra xung đột, cách xử sự của họ luôn có chừng mực, không thái quá, và được kiểm soát ở mức thích hợp với tình huống đó. Họ luôn nghĩ trước khi nói và cho bản thân thời gian để bình tĩnh lại khi cảm xúc đang ở trạng thái kích động. Người có trí tuệ cảm xúc cao luôn biết cách bảo vệ thời gian cũng như các cam kết của mình. Họ biết khi nào thì cần phải nói không.

  1. Luôn suy nghĩ hướng về tương lai và bỏ qua quá khứ
Người có trí tuệ cảm xúc cao quá bận rộn suy nghĩ về các cơ hội trong tương lai đến nỗi họ không có nhiều thời gian cho những thứ không hiệu quả trong quá khứ. Họ luôn học hỏi từ các thất bại trong quá khứ và áp dụng những kinh nghiệm này vào các hành động trong tương lai.
  1. Luôn tìm cách làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ, hạnh phúc và thú vị hơn
Dù cho là ở nơi làm việc, ở nhà hay với đi bạn bè, người có trí tuệ cảm xúc cao luôn biết điều gì làm họ cảm thấy hạnh phúc và luôn tìm cách để phát huy những điều ấy. Họ cảm thoải mái và mãn nguyện khi thấy những người khác hạnh phúc và thỏa mãn, và sẵn sàng làm mọi thứ có thể để đem lại cho người khác một ngày vui vẻ.
  1. Sử dụng năng lượng một cách thông minh
Không chỉ biết cách vượt qua quá khứ khi mọi chuyện diễn ra không suôn sẻ, người có trí tuệ cảm xúc cao còn có khả năng vượt qua những mâu thuẫn với người khác. Họ không để sự tức giận về cách người khác đối xử với họ chế ngự bản thân. Thay vào đó, họ đúc rút kinh nghiệm để tránh không cho việc ấy xảy ra một lần nữa. Châm ngôn sống của họ là: “Nếu bạn lừa tôi một lần, đó là sự xấu hổ đối với bạn, đến lần thứ hai, đó là sự xấu hổ cho chính bản thân tôi”. Mặc dù luôn biết bỏ qua và tha thứ, họ không bao giờ quên và rất khó bị lợi dụng lần thứ hai trong những tình huống tương tự.
  1. Không ngững học hỏi và phát triển hướng đến sự độc lập
Người có trí tuệ cảm xúc cao là những người học hỏi suốt cuộc đời, phát triển liên tục, luôn tiến hóa và cởi mở với các ý tưởng mới, cũng như luôn sẵn sàng học từ những người khác. Là người suy nghĩ thấu đáo kỹ càng, họ luôn cởi mở và sẵn sàng thay đổi nếu ai đó có một ý kiến tốt hơn. Mặc dù họ luôn cởi mở với các ý tưởng từ người khác và không ngừng thu thập thông tin mới, người có trí tuệ cảm xúc rất tin tưởng ở bản thân và phán quyết của chính mình trong việc quyết định đâu là lựa chọn tốt nhất cho bản thân.
Tác giả: Harvey Deutschendorf – Chuyên gia về trí tuệ cảm xúc